Công năng văn phòng - điểm cốt lõi của thiết kế văn phòng 

Văn phòng là khu vực công cộng, diễn ra nhiều hoạt động trao đổi và kinh doanh. Để một văn phòng đẹp, hợp mắt thẩm mỹ thì chỉ cần một đôi tay khéo léo và con mắt tinh trường nghệ thuật nhưng để có một văn phòng đẹp và phục vụ cho người sử dụng thì đòi hỏi một kiến trúc sư, bên cạnh việc bay bỏng và sáng tạo, hiểu rõ được công năng các yếu tố trong văn phòng. 

Tại AfA Design, đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi có bề dày 18 năm kinh nghiệm trong việc kết hợp hài hòa hai yếu tố thẩm mỹ và công năng vào trong văn phòng của bạn để kiến tạo nên không chỉ một văn phòng đẹp mắt mà còn tối ưu hóa hiệu suất người làm việc. Ở những bài viết trước, AfA Design đã cùng bạn trải nghiệm rất nhiều khía cạnh thẩm mỹ khác nhau trong văn phòng, còn trong bài viết này hãy cùng chúng tôi hiểu rõ công năng văn phòng và các phòng chức năng khác nhau nhé. 

Sự hòa hợp giữa yếu tố thẩm mỹ và công năng - dự án Nhà máy Hoàng Hải của AfA Design

Công năng văn phòng là gì? 

Công năng văn phòng chính là sự bố trí, sắp xếp các vật dụng trong văn phòng làm sao cho phục vụ công việc một cách khoa học, hợp lý, thuật tiện cho luồng công việc, quá trình đi lại và giao dịch nội bộ của nân viên. 

Công năng của văn phòng được chia làm nhiều hạng mục nhỏ, sở dĩ bởi sự bố trí nội thất một cách hiệu quả và hợp lý phục vụ không chỉ hiệu quả làm việc của nhân viên mà còn giúp người lãnh đạo, nhà quản lý quán xuyến công việc dễ dàng hơn và phục vụ chức năng hậu cần vốn có của cơ sở vật chất. 

Mỗi phòng phục vụ một công năng khác nhau - dự án AMI&M của AfA Design

Mỗi một khu vực trong văn phòng phục vụ một công năng riêng, nhiều phòng chức năng riêng sẽ tạo nên một tổ hợp văn phòng đầy đủ công năng, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy mỗi phòng phục vụ công năng như thế nào và bố trí nội thất sao cho phát huy hiệu quả tối đa của khu vực đó? Hãy cùng AfA Design tìm hiểu nhé. 

Phòng giám đốc, lãnh đạo 

Phòng làm việc của giám đốc, lãnh đạo, những người mang vai trò “đầu não” của doanh nghiệp là khu vực không gian trong văn phòng nắm giữ vai trò tối quan trọng với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào. 

Việc đảm bảo công năng phòng giám đốc, lãnh đạo sẽ góp phần khẳng định uy quyền, tài vận, tạo ra khí lực cho vị lãnh đạo qua đó tạo ấn tượng với khách hàng, nâng cao vị thế doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một phòng giám đốc tối ưu hóa công năng sẽ giúp kiến tạo môi trường làm việc lý tưởng, thoải mái và có ý nghĩa phong thủy tạo ra sự hanh trong trong công việc cho người lãnh đạo. 

Phòng giám đốc nên sử dụng những gam màu trung tính, nhã nhặn - ảnh sưu tầm

Cách bố trí, sắp xếp nội thất để đảm bảo công năng văn phòng cho vị lãnh đạo bao gồm: 

  • Vị trí: đảm bảo vị trí phù hợp, có tầm nhìn bao quát được hoạt động của nhân viên mà vẫn đủ yên tĩnh, ổn định và thoáng đãng cho sự tập trung của giám đốc. 
  • Màu sắc: kiến trúc sư nên lựa chọn những màu sắc trung tính để đem lại hiệu ứng thẩm mỹ, sang trọng, uy quyền và chuyên nghiệp cho không gian. 
  • Bố trí nội thất: bàn và ghế là hai yếu tố có thể điều chỉnh theo phong thủy để sinh ra vượng khí và thuận lợi trong công việc của người lãnh đạo. Tùy theo tuổi và mệnh của người lãnh đạo mà có thể bố trí bàn ghế nhìn về hướng phù hợp, ứng với tương quan ngũ hành. 
  • Yếu tố thẩm mỹ: những yếu tố nội thất thúc đẩy khả năng sáng tạo, tư duy quản lý của người lãnh đạp như tranh vẽ, bình hoa, chậu cây, cửa sổ lớn nên được ưu tiên thêm thắt trong thiết kế văn phòng giám đốc. 
Văn phòng thể hiện uy quyền người đứng đầu - ảnh sưu tầm

Phòng pantry 

Hiểu theo một cách đơn giản thì pantry là quầy bar, khu bếp nhỏ với dụng cụ pha chế theo mô hình tự phục vụ. Pantry văn phòng là khu vực dành riêng cho việc nghỉ ngơi, thư giãn để đảm bảo hiệu suất làm việc trong ngày của nhân viên. 

Pantry có thể là phòng hay đơn giản là một khu vực mở, một không gian tưởng chừng như phụ kiện nhưng lại vô cùng quan trọng với văn phòng do nó có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực lên nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc gần gũi thân thiện, qua đó, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. 

Khu vực Pantry của văn phòng Aptech - dự án AfA Design

Cách bố trí, sắp xếp nội thất để đảm bảo công năng văn phòng cho phòng pantry bao gồm: 

  • Vị trí: Khu vực pantry không đòi hỏi diện tích rộng hay một khu vực bắt mắt tuy nhiên cần phải đảm bảo việc đi lại thuận lợi cho nhân viên. Bên cạnh đó, tần suất của phòng pantry nên được cân nhắc với các công ty lớn, diện tích rộng, tránh trường hợp nhân viên thấy “ngại” di chuyển đến khu vực pantry. 
  • Màu sắc: Là khu vực dành cho việc nghỉ ngơi thư giãn, kiến trúc sư nên tránh sử dụng các màu sậm, thay vào đó, các gam màu nhẹ nhàng, trang nhã như trắng, xanh da trời, vàng nhằm tạo nên cảm giác thư thái, dễ chịu sẽ thích hợp hơn. 
  • Bố trí nội thất & yếu tố thẩm mỹ: để làm gia tăng tính giải trí cho không gian pantry, bạn có thể sử dụng các chậu cây nhỏ xinh, tranh nghệ thuật, đèn thả trần hoặc các biểu tượng trang trí để làm điểm nhấn và tạo sự thân thiện, gần gũi cho không gian. Các phụ kiện, đồ vật trang trí ngộ nghĩnh sẽ làm giảm những áp lực, căng thẳng mệt mỏi của con người.
Trang trí mang tính thúc đẩy năng suất - ảnh sưu tầm

Khu nhân viên

Nếu phòng giám đốc là đầu não của doanh nghiệp thì khu nhân viên chính là trái tim, trực tiếp tạo ra sự vận động trơn tru của toàn bộ doanh nghiệp. Văn phòng làm việc của nhân viên là nơi kiến trúc sư có thể thỏa sức bay bổng nhiều nhất do lợi thế về không gian cũng như về ý nghĩa của khu nhân viên - đại diện cho màu sắc, văn hóa doanh nghiệp. 

Tùy vào mô hình và quy mô doanh nghiệp mà khu nhân viên có thể chia theo dạng phòng làm việc riêng của từng nhân viên, từng phòng ban bộ phận hoặc có thể thiết kế theo dạng mở - hạn chế vách ngăn để tăng tương tác, diện tích làm việc và giảm chi phí nhân công cho doanh nghiệp. 

Khu nhân viên thoáng đãi rộng rãi của văn phòng Tuệ Linh - dự án AfA Design

Cách bố trí, sắp xếp nội thất để đảm bảo công năng văn phòng cho khu nhân viên bao gồm: 

  • Vị trí: ưu tiên dành nhiều không gian nhất cho khu vực này, đảm bảo mỗi nhân viên có ít nhất 6m2 không gian riêng cho công việc và dự trữ đồ đạc. Bên cạnh đó, không gian phải đợi thiết lập phù hợp với đặc thù công việc, đảm bảo mối tương quan giữa các bộ phận phòng ban 
  • Màu sắc: phối hợp màu sắc, hình học của trang trí nội thất hài hòa với phong cách thiết kế văn phòng. Thiết kế màu sắc trong không gian là việc chọn tông màu chính chủ đạo, tạo ra các điểm nhấn bằng nhiều tông màu đối lập hoặc các gam màu tươi sáng 
  • Bố trí nội thất: khu nhân viên là nơi tập trung nhiều nội thất, thiết bị nhất nên việc tuân theo quy tắc tối thiểu, nguyên tắc tiết kiệm cử động nên được ưu tiên hàng đầu. Cái tài của kiến trúc sư ở đây là sự kiến tạo không gian làm việc sao cho các động tác, hoạt động của nhân viên diễn ra thuận lợi nhất. 
  • Yếu tố thẩm mỹ: Các vách tường của khu nhân viên nên lớn để tạo điểm tựa vững chắc, đồng thời đây sẽ là vị trí treo logo, slogan để tạo điểm nhấn cho thương hiệu doanh nghiệp. Cửa sổ lớn, cây xanh, vách ngăn cách điệu cũng nên được cân nhắc cài cắm trong không gian này. 
Vách tường tạo điểm tựa và cũng là điểm nhấn của khu nhân viên - dự án Goldsun của AfA Design

Phòng họp 

Nếu như phòng giám đốc là “đầu não” và khu nhân viên là “trái tim” thì phòng họp là nơi gắn kết hai yếu tố đó bởi đó là nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng, những vấn đền cấp bách của công ty hoặc diễn ra những hoạt động chung của công ty như liên hoan, sinh nhật. 

Phòng họp sáng tạo nhưng không quá rườm ra - dự án Nidec của AfA Design

Bởi những lý do trên mà phòng họp đóng vai trò đặc biệt quan trọng và thường được các giám đốc công ty đầu tư khá kỹ lưỡng kể cả về thiết kế và đồ nội thất.

Cách bố trí, sắp xếp nội thất để đảm bảo công năng văn phòng cho phòng họp bao gồm: 

  • Vị trí: nên ở gần lối ra vào, dễ nhìn để đảm bảo sự di chuyển của những người tham gia, bao gồm khách hàng và đối tác. Phòng họp nên được đảm bảo diện tích rộng rãi nhưng không cần quá bành trướng để đảm bảo diện tích cho các phòng chức năng khác. 
  • Màu sắc: Phòng họp là nơi kiến tạo ra nhiều ý tưởng phục vụ hoạt động mục đích kinh doanh nhất, vậy nên, màu sắc trong phòng họp nên mang tính thúc đẩy sự sáng tạo, khả năng suy nghĩ nhưng cũng không được quá nổi trội, tránh làm mất tập trung, xao lãng. Vì vậy, kiến trúc sư nên sử dụng duy nhât một màu nổi bật và kết hợp nó với nhưng gam màu trung tính khác để tạo sự hài hòa. 
  • Bố trí nội thất: nội thất và thiết bị trong phòng họp nên được đầu tư nhiều nhất về công nghệ để phát huy tối đa hiệu suất làm việc và tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, không nên quá rườm rà và kệch cỡm, tránh trường hợp mất cân bằng trong tỉ lệ giữa diện tích và nội thất. 
Phòng họp nên được đầu tư để thể hiện tầm vóc doanh nghiệp - dự án nhà máy Hoàng Hải của AfA Design