"Người làm nghề không thiếu nhưng người có tâm và đủ tầm thì chưa nhiều".

Liệu đây có phải là một nhận xét chủ quan và mang tính tiêu cực? Cùng AFA Design điểm qua vài góc nhìn vui về nghề kiến trúc mà chúng tôi lượm lặt được trong suốt chặng đường làm nghề.

Thế Nào Là Kiến Trúc Sư Có Tâm

 Người làm nghề kiến trúc thì nhiều nhưng người có tâm và đủ tầm thì chưa nhiều. Dù là kiến trúc sư hay dân ngoại đạo, quan điểm của bạn về #kiến_trúc_sư_có_tâm là như nào? Đâu là kim chỉ nam, giá trị cốt lõi mà bạn đã và đang theo đuổi?
 Kiến trúc là một nghề nhưng không phải nghề để kiếm sống - Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt
 Trước khi lên phương án, trước khi đặt bút vẽ, kiến trúc sư phải là người am hiểu tất cả các vấn đề liên quan và đưa được ra giải pháp tổng thể.
 Tiền thì cũng thích thật đấy nhưng không vì tiền mà bất chấp đua ban công, thêm tầng, phá vỡ kết cấu và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.
 Ai cũng nghĩ mình là tốt nhất, nhưng dù cho có là chuyên gia, thì bạn cũng không phải là người sẽ trải nghiệm trực tiếp công trình. Càng không phải là người sẽ bị ảnh hưởng miếng cơm manh áo nếu công trình không đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
 Khi đã tìm ra một giải pháp hay, người ta dễ tự thỏa mãn thay vì tiến lên về phía trước
 .. nhưng cũng không vì thế mà chậm tiến độ
 Kiến trúc sư mà không có chính kiến, để chủ đầu tư điều khiển, thì thiết nghĩ nên suy nghĩ lại về sự nghiệp
 Mỗi người chỉ giỏi và phát huy tốt nhất trong lĩnh vực nhất định. Bạn không cần phải giỏi tất cả mới trở thành một kiến trúc sư tài.
 Bản vẽ mà không thể thi công thì không phải là một bản vẽ đúng nghĩa
 An toàn đồng nghĩa với việc bạn đang đi lùi so với thời đại
 Đi nhiều, trải nghiệm nhiều và làm dày thêm kho kiến thức thực tế của mình