Một không gian văn phòng mới là cần thiết cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu chi phí thi công nội thất văn phòng nhằm tiết kiệm và đảm bảo chất lượng thi công luôn là bài toán khó. Những thông tin tham khảo dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn với tư cách là nhà hoạch định cho kế hoạch thi công nội thất văn phòng mới của doanh nghiệp nắm được cách để đảm bảo chi phí thấp mà chất lượng công trình vẫn được đảm bảo. 


Tối thiểu những rủi ro và phát sinh từ thi công so với thiết kế


Những phát sinh và rủi ro không chỉ gây chậm tiến độ hoặc phá vỡ sự thống nhất của bản thiết kế văn phòng đã quyết định mà còn gây tốn thêm chi phí. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thảo luận rõ ràng với nhà thầu thi công về những rủi ro và phát sinh từ thi công so với thiết kế. Doanh nghiệp nên tổ chức một buổi cho nhà thầu khảo sát mặt bằng công trình, sau đó họp mặt giữa ba bên: Doanh nghiệp, công ty thiết kế, đơn vị nhà thầu nhằm làm rõ những vấn đề thiết kế cũng như xác định quy cách vật liệu, mẫu mã nội thất. Từ đó chính doanh nghiệp và cả nhà thầu thi công đều giảm thiểu được những rủi ro khi thi công hay những phát sinh thay đổi đến từ việc bản thiết kế chưa phù hợp với thực tiễn. 



cach-tiet-kiem-chi-phi-thi-cong-noi-van-phong-nhung-khong-hi-sinh-chat-luong-1

Phân chia chi phí thi công nội thất văn phòng theo khu vực chức năng


Trong một không gian văn phòng đầy đủ có rất nhiều không gian chức năng phục vụ các mục đích khác nhau. Mỗi không gian đều có mức độ yêu cầu cao/thấp cả về chất lượng, thẩm mỹ công trình. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể phân chia mức độ đầu tư theo khu vực chức năng nhằm giảm thiểu chi phí thi công nội thất văn phòng. 

Thông thường một không gian văn phòng của doanh nghiệp được chia thành: 

- Khu vực chức năng (Phòng họp, Pantry, Lễ tân)

- Khu vực làm việc cá nhân (Không gian cá nhân của từng nhân viên/quản lý trong công ty)

- Khu vực ưu tiên: Không gian làm việc của các cá nhân cấp cao, phòng tiếp khách/đối tác quan trọng

Phân chia thế này sẽ giúp bạn lên luôn ý tưởng và kế hoạch nên chọn nội thất như thế nào hay đầu tư trang trí thêm ra sao cho từng khu vực nhằm đảm bảo mục đích và chức năng của từng không gian. Ví dụ không gian làm việc cá nhân sẽ chỉ cần đảm bảo sự tiện nghi, khu vực ưu tiên sẽ cần đầu tư hơn về mặt hình thức, thẩm mỹ, vì vậy chọn vật liệu, mẫu mã cũng cần chú trọng và đầu tư hơn. Bạn có thể đề xuất với nhà thầu thi công chia báo giá cho mỗi khu vực thay vì báo giá chung/m2 cho toàn bộ diện tích văn phòng. 


chi phi thi cong noi that van phongGiám sát tác giả góp phần đảm bảo chất lượng công trình đảm bảo hạn chế tối thiểu rủi ro khi thi công


Tiết kiệm chi phí nhưng không hi sinh chất lượng


Tối ưu được chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình không phải là một chuyện dễ dàng. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể làm được khi bạn thực thi công việc theo hai gợi ý trên đây và lưu ý đến những vấn đề sau: 


Chọn nhà thầu thi công văn phòng có năng lực


Một nhà thầu thi công nội thất văn phòng có năng lực sẽ hỗ trợ đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề chi phí của bạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Đồng thời họ có năng lực dự đoán và hạn chế tối đa những rủi ro và phát sinh thi công so với bản thiết kế. Những nhà thầu thi công có năng lực là những công ty đã thi công nhiều loại công trình khác nhau, từ lớn đến nhỏ và có đội ngũ thi công nhiều chuyên môn. Bạn có thể căn cứ những tiêu chí này để chọn nhà thầu thi công. 


=>>>Xem thêm: 

Cách đánh giá công ty thiết kế nội thất văn phòng qua đội ngũ nhân sự



Kiểm soát tiến độ và chất lượng công trình cùng đơn vị nhà thầu và đơn vị thiết kế

Đơn vị thiết kế văn phòng của bạn cũng có một phần trách nhiệm trong việc đảm bảo hạng mục thi công đúng với thiết kế. Chính vì vậy đừng bỏ qua trách nhiệm này, bạn có thể yêu cầu đơn vị thiết kế cử người giám sát tác giả đối với những hạng mục quan trọng nhằm tránh việc thi công sai thiết kế dẫn đến việc phát sinh chi phí hoặc thời gian thi công sửa lại.