AFA chào bạn !

Khuôn khổ một bài khó cho cái nhìn tường tận về lịch sử phát triển của kiến trúc công sở, nhưng quý độc giả có thể tìm ra nhiều sự lý thú hơn trong biên mục 360° THÔNG TIN VĂN PHÒNG xuất hiện nay mai !

Câu truyện bài trí công sở có thể khởi nguyên từ những người cursus honorum hoạt động trong địa hạt chính trị - luật pháp - quân sự và được coi là phần tinh anh của nền cộng hòa La Mã. Tại Á Đông, những người này được gọi thư lại (書吏) hoặc công chức viên (公務員) từ khi triều Hán nhất thể hóa hành chính, khiến toàn quốc tôn họ làm "lương đống" (rường cột của xã tắc). Nhưng dầu Đông phương hay Tây phương thì công chức được yêu cầu phải có nền tri thức căn bản và hiểu rõ nguyên lý vận hành của hệ thống, nên đây mới là lớp người tạo ra cái tinh túy cho xã hội và giúp nó không chỉ bền mà còn mạnh. Công chức mang đặc thù của loại hình lao động trí tuệ trong không gian hẹp, nên môi trường này được gọi biện công phòng, thư phòng hoặc văn phòng. Vì thế, với người công sở, thứ gây tác động lớn cho hiệu năng của họ chính là không gian ; bởi chưng, căn phòng đơn sơ hoặc nhàm chán quá dễ gây suy kiệt cảm giác muốn làm việc.

Trường kỳ lịch sử hiện diện nhiều công trình lừng danh được hậu thế coi là mẫu mực để kiến tạo không gian công sở, như : Nguyên lão viện La Mã (Senatus Romanus) và Hiệp hội Bàn Tròn (Knights of the Round Table) đặc trưng cho kiến trúc nghị đường, Nội các triều Minh (內閣) đặc trưng kiến trúc công phòng, Tân tổng lý phủ Đế quốc Đức (Neue Reichskanzlei) cho kiến trúc phòng chủ tịch...

Đặc thù của phòng họp kiểu Nguyên lão viện La Mã là quy tắc quây tròn, trong đó, tâm vòng tròn là vị trí cho diễn giả. Quy tắc quây tròn thêm một lần xuất hiện trong truyền kỳ thế kỷ XII về 12 người truy lùng Chén Thánh. Nguyên lý này hàm nghĩa "ai cũng là số 1 nhưng không ai là số 1" (no head and no side).

Các công thự Á Đông thường chỉ là gian nhà nhỏ lọt trong khuôn viên sân-vườn-hồ, có thêm tường chắn gió. Quy tắc này từng bị hậu thế khinh mạn, thậm chí nhiều ấn phẩm hiện đại nhắc lối sống quan lại thuở trước bằng sự e dè. Trước đây, kiến trúc công sở không thuần túy là nghề mà như nghệ thuật cao cấp. Với mọi công trình, người thuê luôn đòi hiệp thợ tài hoa nhất vì muốn không gian gây hứng khởi khi làm việc, nên tay thợ đáp ứng nổi yêu cầu ấy được suy tôn nghệ nhân. Nhưng cũng vì sự hoàn mỹ cao nên kiến trúc công sở chỉ hữu hạn trong giới quyền quý.

Manh nha từ hậu kỳ trung đại, nhưng chỉ đến kỷ nguyên công nghiệp hóa đầu thế kỷ XIX, ngành kiến trúc công sở mới được thế khuếch trương, và từ đấy tạo ra xu hướng thiết kế nội thất công sở. Đà tiến vũ bão của giới truyền thông qua ấn loát phẩm cũng góp thêm điểm tựa cho kiến trúc công sở đến gần đại chúng. Tuy nhiên, sức phát triển kỹ nghệ cũng làm đa dạng hóa lao động, nên càng về sau không gian công sở càng mưu cầu nhiều tính khu biệt. Đó là cơ hội áp dụng tài năng thiết kế, nhưng cũng là thử thách khiến kiến trúc sư phải liên tục đề xuất ý tưởng mới để có sản phẩm mới.

Thập niên 1950, hãng Quickborner (Tây Đức) khởi xướng trào lưu "không gian công sở" (Bürolandschaft). Ý tưởng chính là bố trí những tấm lợp cong và chậu cây để quy hoạch không gian thành nhiều nhóm công tác. Từ cái nền đó, các nhà cung ứng dụng cụ nội thất bắt đầu chế bàn công tác dạng hộp như ngày nay. Nguyên tắc kèm theo là, mỗi ghế phải ứng một suất công tác được chắn ba mặt như không gian riêng để nhân viên cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc. Đây cũng đáng gọi là sự truyền cảm hứng.


Văn phòng kiểu cancellaria thịnh hành từ trung đại và đến nay ít cải biến, với đặc thù tối giản và luôn được hiểu là nơi rất bận rộn. Từ môi trường này khởi sinh biệt ngữ "công chức bàn giấy" (bureaucrat) đôi khi biếm trích, nhưng quả thực đây là công việc đòi tính nhẫn nại cao vì khối áp lực từ thủ tục hành chính. Nhưng đến thập niên 1960, sự cách tân lối sống công sở vẫn dừng lại ở thời trang theo hướng giản tiện hóa mà thôi. Văn phòng kiểu Quickborner nêu bài học quý về sự điều tiết cái chung và cái riêng, mở ra thời đa dạng hóa mạnh mẽ kiến trúc công sở.

Thế kỷ XXI này, các doanh nghiệp đang đua nhau thử nghiệm nhiều kiểu không gian nhằm thích nghi các giá trị công nghiệp mới, trong bối cảnh hoàn cầu cần những giải pháp điều tiết mối quan hệ kỹ nghệ và tự nhiên. Thống kê cho thấy, nơi làm việc càng mới lạ thì hiệu năng càng lớn, nhất là khi quỹ mặt bằng đang hẹp dần do lượng nhân viên tăng nhanh hàng quý.

Tại AFA, giải pháp 7T được đánh giá là trọng điểm trong xu hướng công sở tương lai gần. Bởi vì, các doanh nghiệp lớn đang tiến hành nhiều cuộc trưng cầu ý kiến của nhân viên nhằm vượt qua một vấn đề : Làm thế nào cải tiến năng suất mà không cần những biện pháp nhân lực và vật lực quá hao tổn?