Nếu so sánh hình ảnh văn phòng của những năm thế kỷ 20 với hiện tại, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt không chỉ về phong cách, tính năng mà còn cả những yếu tố phi hữu hình khác. 

Những năm đầu thế kỷ 20

Khi đất nước ở trong giai đoạn thực dân đô hộ, sự du nhập văn hóa Phương Tây tồn tại song song với sự suy yếu của văn hóa Nho giáo tạo ra tính giao thoa và chuyển đổi thú vị trong không gian làm việc. Đó là việc chuyển từ không gian lều, chõng, đèn dầu sang bàn gỗ, ngồi cao. Tuy nhiên về cơ bản, làm việc vẫn là một đặc quyền của tầng lớp trí thức, tiểu tư sản hoặc thống trị. Hoàn toàn không có khái niệm nơi làm việc cho người lao động.

Nhìn suốt chiều dài lịch sử phát triển của thiết kế văn phòng, chúng ta sẽ nhận thấy được sự phát  triển và thay đổi đa chiều hướng của nó - và tất nhiên, sự thay đổi phát triển đó vừa là để doanh nghiệp sinh tồn và cũng để đáp ứng sự phát triển của văn minh nhân loại. Và dưới đây, AfA Design sẽ điểm lại những yếu tố khác biệt để so sánh giữa văn phòng làm việc xưa và nay.

Những năm giữa thế kỷ 20

Đây là giai đoạn cách mạng và kháng chiến chống thực dân (1950-1960): yếu tố cơ động đặt lên hàng đầu, nơi làm việc chỉ mang tính chất ước lệ vì nó có thể ở khắp mọi nơi, trên rừng, trong hang, bên suối. Riêng với các cơ quan hành chính, công việc thuần túy về bàn giấy và công văn. Cách bố trí không gian làm việc cũng như tiếp cận vấn đề đều một chiều từ trên xuống. Việc chia không gian phân cấp rất rõ ràng về cấp bậc.

Về tính chất công việc, tất cả phụ thuộc vào lãnh đạo. Nếu lãnh đạo phải đi công tác, gặp gỡ khách hàng ở xa thì mọi chỉ thị, quyết định đều không được thông qua hay giải quyết kịp thời do lãnh đạo không có nhà khiến cho công việc bị ùn tắc, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Vai trò của người lao động hay nhân viên bị đặt thứ yếu: Không gian làm việc hạn chế, tính tiện nghi bị coi nhẹ, cảm xúc bị bỏ qua. Những bất cập đó rất chờ một luồng mới khi đất nước bước vào hội nhập

Thế kỷ 21 – 10 năm trở lại đây

Nhờ cuộc cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa, tư duy về không gian văn phòng chuyển mình ngày càng mạnh mẽ Văn phòng làm việc là có thể coi là ngôi nhà thứ 2 của người lao động nơi con người giành thời gian nhiều không kém thời gian ở gia đình. Đó không chỉ là một nơi để tạo nên những giá trị/tiền/tài sản cho doanh nghiệp, đó còn là nơi thể hiện văn hóa, nhận diện của doanh nghiệp. Đối với người lao động, văn phòng làm việc cũng là một nhân chứng sống, ghi nhận những cột mốc nghề nghiệp, những cột mốc của cuộc sống hay là nơi chia sẻ nhưng tâm sự mà họ không thể nói khi ở nhà. Không sai khi nói văn phòng là một “không gian sống” thứ 2 của toàn thể nhân viên. Nhìn suốt chiều dài lịch sử phát triển của thiết kế văn phòng, chúng ta sẽ nhận thấy được sự phát triển và thay đổi đa chiều hướng của nó – và tất nhiên, sự thay đổi phát triển đó vừa là để doanh nghiệp sinh tồn và cũng để đáp ứng sự phát triển của văn minh nhân loại. Và dưới đây, AfA Design sẽ điểm lại những yếu tố khác biệt để so sánh giữa văn phòng làm việc xưa và nay.

Văn phòng làm việc nay – nhiều hơn không gian, ít đi những ngăn cách

Nếu như văn phòng thế kỷ 20 bị rập khuôn trong một không gian và bị tận dụng tối đa để trang bị nội thất chức năng và phân biệt các cấp bậc nhân viên, thì ngày nay trong một thế giới phẳng, các bức tường vật lý cũng như rào cản tâm lý về cấp bậc gần như bị thu hẹp hoặc xóa nhòa. Do vậy, văn phòng ngày nay lại nhiều không gian thoáng hơn. Những bức tường bị thay thế bởi những vách ngăn linh động. Sự đổi mới trong văn hóa làm việc – chú trọng sự giao tiếp hiệu quả, lấy con người lao động làm chủ thể cũng như cảm xúc của họ đã hình thành nên những không gian văn phòng không có ranh giới, đầy cảm hứng và thoải mái. Tuy nhiên, ranh giới không bị phá bỏ hoàn toàn.

Thiết kế văn phòng Văn phòng mang đậm tính trải nghiệm của Ai&T

Văn phòng làm việc nay – chú trọng vào nhận diện thương hiệu

Văn phòng trước đây, theo đúng nghĩa đen là nơi sắp xếp đồ đạc và bố trí không gian phục vụ công việc một cách tối đa. Yếu tố nhận diện thương hiệu chưa được đề cao. Do đó ta có thể dễ dàng nhận thấy những đồ nội thất sản xuất hàng loạt được sử dụng nhiều. Các văn phòng vì thế cũng khá tương tự nhau mà không có yếu tố cá tính riêng. Với cách tiếp cận mới, văn phòng ngày nay hơn cả một văn phòng, đó được gọi là không gian nhận diện thương hiệu và thể hiện cá tính, bản sắc cũng như văn hóa doanh nghiệp. Từng màu thảm, từng chiếc ghế, từng vách tường đều có tâm hồn và truyền đạt sâu sắc thông điệp về văn hóa và thương hiệu công ty. Trong thế giới ngày càng cạnh tranh và truyền thông ngày càng đóng vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày, không gian làm việc doanh nghiệp cũng không ngoại lệ và đó trở thành đại sứ xuất sắc thể hiện thông điệp thương hiệu doanh nghiệp

Văn phòng làm việc nay – Chú trọng vào cảm xúc của người 

Nơi sắp xếp bàn ghế và phân chia không gian chức năng là những từ rất đúng để mô tả văn phòng xưa. Việc tối ưu hóa chi phí được đặt cao hơn công năng sử dụng và sử thoải mái của con người. Cộng với các công nghệ cũ sử dụng những máy móc thiết bị chiếm nhiều diện tích, văn phòng có nhiều tài liệu bằng giấy, văn phòng kiêm luôn nhà kho dẫn đến yếu tố tiện nghi và sự thoải mái bị xếp thứ yếu. Nhờ sự phát triển của khóa học/công nghệ mang đến những sự thay đổi trong câu trúc vật chất của văn phòng, nhưng sự nâng tầm nhận thức của con người lại thúc đẩy sự đổi mới trong “giá trị” của thiết kế nội thất văn phòng. Ít máy móc hơn, ít tài liệu hơn, quản lý thông mình hơn và xu hướng tối giản hóa đang chỉ là mang đến một không gian tiện nghi, dễ thở và hiện đại. Những yếu tố sáng tạo, linh hoạt, giải trí đã được chú trọng và đưa vào không gian văn phòng. Ví dụ rõ ràng nhất là văn phòng đầy ngẫu hứng và có nhiều góc giải trí của Google khơi nguồn vô cùng nhiều sáng kiến, sáng tạo có tầm vóc toàn cầu đã truyền cảm hứng và thổi luồng gió mới vào xu hướng văn phòng hiện đại. Mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động cũng dẫn bình đẳng hơn, trở thành một mối quan hệ win-win, do vậy người lao động và cảm xúc của họ cũng trở thành tâm điểm trong những quyết định của chủ doanh nghiệp. Đặc biệt trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ với tốc độ phát triển chóng mặt, nhận thức của con người  luôn không ngừng thay đổi, phát triển, vì vậy, không gian văn phòng cũng sẽ thay đổi/đổi mới theo đó. Và khi người lao động có cảm xúc, có cảm hứng, giá trị họ đóng góp lại cho doanh nghiệp vượt trội gấp nhiều lần việc đầu tư vào văn phòng.